Tuy không cần am hiểu sâu về quá trình đúc đồng nhưng các bạn khi có nhu cầu đúc tượng chân dung cũng nên biết sơ qua về nó bao gồm các bước chính là: điêu khắc tạo mẫu từ bức ảnh chân dung -> tinh chỉnh mẫu tượng đất sét -> ra khuôn thạch cao -> tạo vỏ khuôn, rót đồng vào khuôn -> tháo dỡ, làm nguội và hoàn thiện.

Tìm hiểu chất liệu dùng để đúc tượng chân dung, tượng truyền thần

Tượng chân dung ông bà, cha mẹ, người đã khuất, tượng anh hùng liệt sỹ, tượng danh nhân…có thể được tạo hình truyền thần từ nhiều chất liệu khác nhau như: tượng sáp, thạch cao,…nhưng tốt nhất vẫn là chất liệu đồng vì những tính ưu việt của nó. Đồ đồng có tính chất bền, đẹp, lại hay được dùng trong thờ cúng nhất là trong văn hóa phương đông.

Vậy có những loại đồng nào dùng để đúc tượng chân dung?

– Thông thường đồng để đúc tượng có hai loại chính là đồng đỏ và đồng vàng ngoài ra còn có đồng tạp (hay còn gọi vui là đồng nát – là loại pha lẫn đồng đỏ, đồng vàng, đồng vụn không có định hình cụ thể)

– Đồng đỏ được chia làm 2 loại chính là đồng dây điện và đồng nồi (nồi đồng của các cụ ngày xưa)

– Đồng vàng cũng gồm 2 loại là đồng vàng xanh (đồng vỏ đạn, cát tút) và đồng vàng thau thông thường

Bức tượng chân dung bằng đồng hoàn thiện sau khi dát vàng 999,9

 
  • Công Ty CP King Gold Việt Nam
  • Trụ sở : 530 Đường láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • King Gold Art : Số 530 Đường láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Website: kinggold.vn
  • Email : kinggoldvietnam@gmail.com
  • Hotline : 0969 458 669 – 0969 458 666